BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN - CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, DỊCH VỤ & THƯƠNG MẠI DAEHO VINA

BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN

Bảo trì hệ thống điện công nghiệp là gì?

Công việc bảo trì điện công nghiệp gồm rất nhiều khâu như:

  • Tiến hành khảo sát, đo lường sau đó ghi nhận tình trạng của máy móc trong nhà máy.
  • Lên kế hoạch quản lý bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ , dây truyền sản xuất,..
  • Lựa chọn những thiết bị phù hợp cho việc thay thế linh kiện, phụ kiện của thiết bị.
  • Tiến hành thao tác tháo, lắp, bảo trì thiết bị, máy móc.

Lợi ích của việc bảo trì hệ thống điện công nghiệp định kỳ

  • Có nhiều nhà máy, xí nghiệp xảy ra cháy nổ do chập điện, rò rỉ điện do mạch điện chập chời không đối nối kỹ, sử dụng băng keo không chất lượng dẫn đến quá tải điện, dây tải kém chất lượng hoặc do côn trùng phá cắn,..
  • Việc bảo dưỡng công nghiệp giúp giảm thiểu chi phí khấu hao và ngăn ngừa hư hỏng của thiết bị máy móc.
  • Việc bảo trì điện công nghiệp nhà máy mang lại nhiều lơi ích khác như: ngăn ngừa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Thực tế chứng minh việc áp dụng bảo trì định kỳ cho hệ thống điện công nghiệp, giúp nhà máy tiết kiệm cho phí hơn rất nhiều so với việc sắm máy mới.
  • Bảo dưỡng định kỳ sẽ tăng tuổi thọ sử dụng của thiết bị, giúp cho máy móc hoạt động hết công suất, tăng thời gian sử dụng đạt hiệu quả cao.
  • Ngoài ra, giúp bạn tránh được những sự cố sửa chữa khẩn cấp, dễ dàng quản lý hoạt động sản xuất.

Các bước bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy nhà xưởng

Một số thiết bị đo đa năng kiểm tra an toàn lắp đặt mạng điện trong nhà máy, nhà xưởng: Đo điện áp tần số, Đo cách điện, Đo tổng trở vòng lặp Z-loop (L-PE), Đo điện trở liên tục, Đo điện trở đất 3P Earth, Đo tổng trở nguồn Z-line(L-N)

Bước 1: Trước tiên cần cách ly khu vực chập điện.

Sau đó đưa các thiết bị khác hoạt động trở lại bình thường

Bước 2: Tiến hành kiểm tra sơ bộ

  1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện như: dây dẫn, các mạch đấu nối, tải ở trên các đường dây dẫn, tải của những thiết bị đóng ngắt
  2. Tiến hành kiểm tra điện có bị hỏng không bằng mắt thường và bút thử điện.
  3. Sử dụng thiết bị đo dòng dò, kiểm tra xem có bị lộ điện hay không và bị ở đâu?
  4. Kiểm tra hệ thống tiếp đất, nối đất, cọc tiếp địa,.. có đấu nối đảm bảo hay không.
  5. Kiểm tra cách điện của các thiết bị có nguy cơ bị dò điện như như biến áp, điện trở nhiệt, động cơ, ….Nhiều trường hợp, do hoạt động lâu ngày mà các thiết bị điện bị oxi hoá, ẩm ướt lam cho cách điện giảm gây ra dò diện. Vì thế cần phải thường xuyên kiểm tra cách điện, nhất là trong thời gian bảo trì.
  6. Sau khi tiến hành kiểm tra sơ bộ thì có thể trao đổi kết quả kiểm tra của mình cho đơn vị bảo trì điện công nghiệp để quá trình xử lý đảm bảo nhanh và chính xác nhất.

Bước 3: Phân tích nguyên nhân và phương hướng giải quyết tốt nhất

Bước 4: Tiến hành thay thế máy móc.

  1. Cân bằng với hệ thống pha trên hệ thống điện 3 pha
  2. Thay thế các đoạn dây kém chất lượng: do côn trùng phá hại hoặc đấu nối không đúng quy cách,.. chỉnh lại thiết bị của từng khu vực.
  3. Thay thế cũng như chỉnh sửa lại các thiết bị điện của từng khu vực

Bước 5: Kiểm tra hệ thống điện chạy ổn định chưa

Trường hợp công ty xi nghiệp của bạn không có thợ điện, hoặc thợ điện có chuyên môn không cao trong phần này thì tốt nhất nên thuê dịch vụ của công ty chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn nhất.

Chúng tôi biết rằng việc bảo trì hệ thống điện là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp, vì vậy chúng tôi với tôn chỉ lấy sự thành công và hài lòng của khách hàng làm cốt lõi thì DAEHO VINA sẽ cống hiến hết nguồn lực để đảm bảo mỗi dự án, mỗi công trình bạn lựa chọn DAEHO VINA là đơn vị bảo trì sẽ phục vụ tối đa cho công việc của quý khách.

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI!

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0388 295 585
0388295585